Shop online phải làm gì khi gửi giao hàng nhanh nhưng khách không nhận hàng?

Kinh doanh online thì việc khách hàng đặt nhưng lại không chịu nhận hàng là một trong những nỗi “đắng cay” rất phổ biến. Nếu vấn đề là ở chất lượng hàng hóa thì bạn có thể hiểu được, tuy nhiên, nếu không vì lí do nào, bạn sẽ vừa tốn công soạn hàng, đóng gói và gửi hàng.

Thật khó cho chủ shop online kiểm soát được việc này nhất là khi bạn thuê ngoài dịch vụ ship hàng. Là một trong những công ty chuyển phát nhanh cung cấp dịch vụ vận chuyển Bắc Nam chuyên nghiệp, Nhất Tín Logistics sẽ gợi ý cho bạn những kinh nghiệm từ những khách hàng của chúng tôi cực kỳ hữu ích.

ship cod là gì
Người nhận không nhận hàng, người gửi sẽ phải tốn rất nhiều chi phí (Ảnh: Nhất Tín)

Nhờ shipper thông báo ngay lập tức khi khách không lấy hàng

Nếu khách hàng không nhận hàng sau khi kiểm, bạn có thể nhờ shipper gọi điện thoại thông báo cho bạn ngay lúc đó để tìm hiểu được vấn đề. Dù khả năng “cứu vãn” tình thế có thể không cao, nhưng ít nhất bạn sẽ có cơ hội để giải thích cho những trường hợp như khác màu, khác một vài chi tiết, size quá lớn,… Với khả năng bán hàng của bạn thì việc thuyết phục được khách hàng nhận hàng cho những trường hợp này sẽ khá cao.

Tìm lí do vì sao khách không nhận hàng

Có rất nhiều lí do vì sao khách không chịu nhận hàng. Có thể là do khách hàng của bạn không có mặt tại nơi giao ngay lúc giao, chất lượng sản phẩm không tốt, giao hàng chậm,… Bạn nhất định đừng quên tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách không nhận để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Nếu nguyên nhận từ bên giao hàng, bạn hãy ghi nhận lại và khiếu nại cho dịch vụ shipper đang hợp tác để có được giải pháp thích hợp.

Hẹn khách hàng lần giao thứ 2

Trong trường hợp khách hàng không có mặt tại địa chỉ giao hoặc không liên hệ được, shipper sẽ đưa hàng hóa của bạn về kho của công ty chuyển phát nhanh để lưu hàng và chờ lần giao thứ 2. Lúc này, bạn nên liên hệ ngay với người nhận và cố gắng sắp xếp cuộc hẹn giao chính xác để hàng đến được với người nhận. Đây cũng là lí do vì sao các shop online nên tra cứu vận đơn liên tục để biết được tình trạng đơn hàng và có cách ứng phó phù hợp.

Tệp khách hàng không nhận có thể có những đặc điểm chung mà bạn nên biết (ảnh: Nhất Tín)

Có giải pháp thích hợp cho trường hợp khách hàng không nhận hàng

Để hạn chế tối đa việc khách hàng không nhận hàng chỉ vì không thích hoặc lí do không đáng có khi bạn chọn cách ship COD, những chủ shop đầy kinh nghiệm đã chia sẻ những mẹo này:

  • Xác nhận đơn hàng, thông tin khách hàng và thời gian chuyển phát nhanh trước khi gửi hàng một cách cẩn thận và chính xác. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được việc khách hàng có “order cho vui” hay không.
  • Sử dụng dịch vụ ship COD cho đơn hàng dưới 1 triệu đồng và chuyển khoản trước một phần cho đơn hàng trên 1 triệu đồng. Chính sách này có thể khiến khách “mất vui” một chút nhưng đối với shop online nhỏ thì việc này sẽ giúp shop biết được khách hàng nào thực sự tiềm năng. Nếu khách hàng quen, về sau bạn có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển COD luôn như một ưu đãi cho khách hàng quen.
  • Tự có “black list” cho riêng mình về những vị khách này. Các chủ shop vẫn thường chia sẻ với nhau những black list này vì có nhiều khách chỉ đặt cho vui trong cùng một ngành hàng. Chính vì thế, bạn nên ghi chép lại thông tin và tính toán, thống kê đặc điểm chung của những vị khách không nhận hàng vì lí do không chính đáng để rút kinh nghiệm cho lần sau.

Hy vọng với bài viết trên, Nhất Tín Logistics giúp bạn có được giải pháp và phản ứng khi gặp trường hợp này. Bên cạnh đó, đừng quên HOTLINE: 0287.302.7939 của Nhất Tín sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn liên quan đến dịch vụ giao hàng nhanh nhé!