Cách tính thuế xuất nhập khẩu khi gửi hàng quốc tế

Đối với hình thức gửi hàng quốc tế, ngoài những quy định về đóng gói theo tiêu chuẩn thì quy định về việc đóng thuế xuất nhập khẩu cũng cần được quan tâm. Đây là khoản thuế bắt buộc mà khách hàng phải thực hiện đúng theo luật định của mỗi quốc gia.

gửi hàng quốc tế
Khai báo và tính thuế xuất nhập khẩu luôn là bước quan trọng khi gửi hàng quốc tế.
(Ảnh: Alamy)

I. Cách tính thuế xuất nhập khẩu bạn cần biết

Để vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài hoặc chuyển phát nhanh quốc tế bạn cần phải tìm hiểu rất kĩ về mọi thông tin vận chuyển liên quan. Cách tính thuế vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài là thông tin tiên quyết mà bạn phải biết nếu muốn tiết kiệm chi phí vận chuyển ở mức tối đa.

Việc tính thuế xuất nhập khẩu khi chuyển hàng quốc tế sẽ có những quy định riêng biệt theo pháp luật của cơ quan thuế nhà nước ban hành. Công thức tính thuế cho mặt hàng xuất nhập khẩu khi gửi hàng quốc tế được quy định như sau:

  • Trị giá tính thuế = Trị giá * Tỷ giá        
  • Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng

Tổng thuế mà khách hàng phải chi trả đảm bảo được tính toán theo công thức này. Tuy nhiên, đây chỉ mới là khoản thuế đóng theo yêu cầu mà pháp luật quy định cho mặt hàng xuất nhập khẩu. Ngoài khoản thuế này thì khách hàng sẽ vẫn phải chi trả thêm những khoản phí đã có thỏa thuận trước đó với công ty vận tải.

Đối với các loại thuế khác nhau sẽ có mức áp dụng các phương thức tính toán khác nhau như sau:

1. Tính thuế nhập khẩu/xuất khẩu

TNK/TXK = TGTT x TS

Trong đó:

  • TGTT là  Tiền hàng và cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng và các khoản phải cộng;
  • TS: tùy thuộc vào mã HS code để tra ra mức thuế suất, hoặc hàng hóa có C/O ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng có C/O.

2. Tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

TTTĐB = TGTT.TTTĐB x TS

Trong đó, TGTT.TTTĐB là trị giá tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt = (TNK + Trị giá tính thuế NK) x TS

3. Tính thuế bảo hộ/chống bán phá giá

TBH = TGTT.TBH x TS.TBH

Trong đó, TGTT.TBH là trị giá tính thuế thuế bảo hộ = TGTT + TNK + TTTĐB

TS.TBH là thuế suất thuế bảo hộ (tra trong biểu thuế XNK)

4. Tính thuế bảo vệ môi trường

TBVMT = TGTT x TBVMT = Số lượng hàng x thuế suất tuyệt đối

5. Tính thuế GTGT VAT hàng nhập khẩu

VAT = (TGTT.NK + TNK + TTTĐB + TBH + TBVMT) x TS.VAT

Trong đó, TS.VAT là thuế suất thuế GTGT (Tra trong biểu thuế xuất nhập khẩu)

Lưu ý:

+ Với mỗi mặt hàng, sẽ phải chịu các loại thuế khác nhau. Nếu tra trong Biểu thuế xuất nhập khẩu, bạn sẽ biết mặt hàng đó phải chịu những loại thuế nào;

+ Để xác định mức thuế suất của các mặt hàng, bạn cần tra trong quyển biểu thuế. 

II. Thủ tục đóng thuế xuất nhập khẩu

Từ công thức tính thuế xuất nhập khẩu khách hàng có thể chủ động tính toán để đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế của mình khi gửi hàng quốc tế. Việc đóng thuế này thường áp dụng với hình thức gửi hàng doanh nghiệp nhưng nếu khách hàng sử dụng dịch vụ đơn lẻ thông qua công ty vận chuyển hàng hóa thì chính các công ty này sẽ tiến hành thay khách hàng thực hiện nghĩa vụ đóng thuế xuất nhập khẩu cho cơ quan thuế tại các nước mà hàng hóa được chuyển đến.

Các công ty dịch vụ vận tải sẽ tính luôn khoản thuế phải đóng này vào chi phí chuyển phát của món hàng mà khách hàng ký gửi. Tổng số tiền thu được đơn vị vận chuyển thu từ người gửi sẽ bao gồm: giá cước chuyển phát, giá tính thuế, phí xuất khẩu và nhập khẩu ở hải quan và kèm phụ phí nếu có.

cách tính thuế hàng nhập khẩu
Cần căn cứ vào công thức tính thuế để có thể tính thuế xuất nhập khẩu khi gửi hàng quốc tế
(Ảnh: Alamy)

III. Các lưu ý khi gửi hàng quốc tế

Gửi hàng quốc tế thường có nhiều điều phức tạp hơn dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước do phải trải qua các thủ tục hải quan, kiểm định… Ngoài việc tính thuế, phí thì bạn cũng cần quan tâm đến những lưu ý khi gửi hàng quốc tế:

1. Chỉ gửi những mặt hàng hợp pháp theo quy định của luật pháp

Vận chuyển hàng hóa trong nước vốn dĩ đã luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ nhưng vận chuyển hàng ra nước ngoài lại càng đòi hỏi tính chặt chẽ cao hơn. Do vậy, có một số loại hàng hóa không được cho phép vận tải và cần phải tuân thủ đúng theo quy chuẩn của pháp luật như sau:

a. Mặt hàng bị cấm vận chuyển:

  • Chất nổ, vật liệu nổ như bom, mìn, kíp nổ, dây cháy chậm, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng và các loại chất nổ khác;
  • Các chất dễ cháy hoặc các chất lỏng dễ cháy hoặc các loại chất rắn, vật liệu, hóa chất dễ cháy;
  • Các chất độc, chất lây nhiễm, chất ăn mòn (axit, muối), nguyên liệu phóng xạ, chất oxy hóa, chất tẩy hữu cơ khác;
  • Cặp túi, két bạc và những đồ vật có gắn thiết bị báo động;
  • Các đồ vật bị cấm vận chuyển theo các quy định hiện hành ở các quốc gia và lãnh thổ mà tàu bay đi đến hoặc bay qua;
  • Bất kì đồ vật nào gây ra mối đe dọa cho hành khách hoặc máy bay.

b. Mặt hàng hạn chế vận chuyển:

  • Những vật dụng của khách hàng có thể coi như vũ khí hoặc những vật dụng nguy hiểm bao gồm: các loại gươm, đao, kiếm, dùi, gậy tày…;
  • Chất lỏng chỉ được mang không quá 1 lít;
  • Pin ắc quy;
  • Các vật dụng dễ vỡ như thủy tinh, chai rượu…;
  • Những loại thực phẩm tươi sống, gây mùi như ( sầu riêng, mắm tôm….).

2. Sẵn sàng phối hợp cùng đơn vị vận chuyển xem xét hàng hóa trước khi tiến hành vận chuyển nhằm xác minh đảm bảo hàng hóa ở mức cao nhất

Việc tiến hành xem xét hàng hóa trước khi vận chuyển sẽ đem lại lợi ích cho cả người gửi và cả công ty vận tải. Đối với người gửi, việc cùng với đơn vị vận chuyển một lần nữa xem xét kĩ lưỡng lại hàng hóa sẽ là điều chứng minh cho việc hàng hóa trước khi vận chuyển hoàn toàn còn nguyên vẹn.

Như vậy nếu sau quá trình vận chuyển có xảy ra bất kì sự cố nào với hàng hóa thì đơn vị vận chuyển hoàn toàn phải chịu trách nhiệm. Đối với công ty vận tải, việc kiểm tra kĩ sản phẩm được đóng gói nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

Ngoài ra, việc này cũng giúp tuân thủ theo luật pháp được ban hành của Nhà nước nếu phát hiện hàng hóa vận chuyển là hàng cấm. Như vậy, vừa tránh thiệt hại đến uy tín và thương hiệu của công ty vừa đảm bảo được mức độ an toàn của quá trình vận chuyển.

3. Đảm bảo các hình thức đóng gói hàng hóa phù hợp để gửi hàng quốc tế

Hàng hóa vận chuyển quốc tế đòi hỏi phải được đóng gói cẩn thận theo quy chuẩn. Nó được xem là một hình thức giúp bảo đảm mức độ an toàn và chất lượng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Không có khách hàng nào mong muốn việc vận chuyển hàng hóa đến một nơi khác lại khiến cho hàng hóa của mình bị hư hỏng hay mất mát. Do vậy việc đóng gói theo quy chuẩn của từng loại hàng hóa sẽ đảm bảo không có sự mất mát hay hư hỏng nào trong quá trình vận chuyển hàng hóa của quý khách. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vận chuyển dễ dàng kiếm tra và dễ dàng trong việc trông coi cũng như bảo quản hàng hóa.

4. Hợp tác với đơn vị vận chuyển uy tín có kinh nghiệm thực hiện các khâu giao hàng và gửi hàng quốc tế

Vận chuyển hàng hóa sang nước ngoài là vấn đề quan trọng. Đa số các đơn hàng vận chuyển ra nước ngoài tại Nhất Tín đều mang tính chất quan trọng cao đối với khách hàng. Do vậy, để an tâm với chất lượng dịch vụ vận chuyển thì khách hàng nên lựa chọn những đơn vị vận chuyển uy tín, có kinh nghiệm thực hiện nhiều năm và hệ thống vận tải hiện đại. Điều này giúp đảm bảo mức độ an toàn, chính xác và nhanh chóng của việc vận chuyển hàng hóa.

5. Cung cấp đúng đủ thông tin giao nhận cho hàng hóa

Để đảm bảo cho việc gửi hàng quốc tế được thực hiện hoàn hảo ngoài việc thực hiện những lưu ý trên thì khách hàng cũng chú ý thêm vấn đề cung cấp đúng và đủ thông tin giao nhận. Nếu trường hợp hàng đã gửi đến nơi nhưng nhầm địa chỉ thì khả năng bị trả về rất cao. Như vậy nếu quý khách muốn chuyển đi lại thì sẽ vừa tốn thời gian và vừa mất thêm một khoản phí vận chuyển đáng kể lần thứ 2.

6. Kiểm tra quy định hải quan trước khi gửi

Vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài không thể tránh khỏi những lần qua cửa khẩu hải quan. Ở đây, hàng hóa sẽ được cục hải quan kiểm tra thêm một lần nữa nhằm xác nhận mức độ an toàn của hàng hóa vận chuyển. Ngoài ra, với mỗi nước vận chuyển hàng đến sẽ có những quy định tại cục hải quan khác nhau. Có thể vật phẩm này tại nước ta là bình thường nhưng ở nước ngoài lại được xếp vào hàng cấm. Do đó, để tránh những sự cố không đáng có, quý khách vui lòng tìm hiểu thật kĩ thông tin quy định hải quan nhé. 

7. Lưu ý vấn đề thuế phí mà khách hàng phải chi trả

Một số đơn vị vận chuyển còn có khoản phụ thu phát sinh cho những món hàng gửi hàng quốc tế như: chuyển phát tận nhà, phí lưu bưu cục quá hạn, phí thay đổi địa chỉ nhận hàng hóa so với địa chỉ ban đầu… Do đó, quý khách nên hỏi kĩ về tổng chi phí vận chuyển để tránh xảy ra những tranh chấp về sau.

Hiện tại, Nhất Tín có triển khai các dịch vụ gửi hàng quốc tế đến một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để biết thêm thông tin về cước phí và các dịch vụ giao hàng của Nhất Tín, khách hàng có thể gọi đến số Hotline 1900.63.6688 hoặc đến trực tiếp các bưu cục để được nhân viên tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác.