3 Thách thức khi vận chuyển hàng hóa đi quốc tế

Hàng hóa đi nước ngoài vừa phải trải qua đúng quy trình thủ tục, vừa phải xem xét từ phía bên nước nhận hàng vì vậy không phải luôn luôn dễ dàng cho một gói hàng đi quốc tế. Các thách thức mà công ty vận tải có thể gặp phải khi có nhu cầu gửi hàng quốc tế quả thật không đơn giản.
Thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh
Thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh không đơn giản như bạn nghĩ (Ảnh: Blog Valejet)

1. Hoàn thành thủ tục đối với hải quan địa phương

Chỉ cần đầy đủ giấy tờ và hàng hóa hợp pháp bạn dễ dàng chuyển phát nhanh trong nước. Nhưng với hàng hóa ra nước ngoài bạn cần được sự chấp thuận các cơ quan có thẩm quyền, ở đây là chi cục hải quan tại nơi bạn yêu cầu gửi hàng.

Khi hải quan xác nhận hàng hóa bạn đủ điều kiện xuất ra quốc tế thông qua các văn bản, chứng nhận, các công ty chuyển phát mới được phép vận chuyển hàng. Thông thường các công ty chuyển phát quốc tế tương đối mạnh, dịch vụ chuyên nghiệp và nhanh chóng, nên họ có thể thay khách hàng hoàn thành luôn các thủ tục trên. Chỉ khi loại hình xuất của bạn là hàng mậu dịch, hoặc hàng hóa đặc biệt không nằm trong các loại hàng hóa thông thường, cần phải thông qua các dịch vụ chuyên xử lý cho các loại hình này.

Hãng chuyển phát nhanh chỉ làm cho khách các thủ tục thông quan và chuyển phát hàng hóa thông thường cho mục đích các nhân, sử dụng, quà tặng, hàng mẫu… Xác định rõ nhu cầu và tính chất hàng hóa chuyển hàng quốc tế để bạn lựa chọn được đơn vị dịch vụ chính xác.

thủ tục xuất nhập cảnh mỗi quốc gia
Mỗi quốc gia có quy định khác nhau về thủ tục (Ảnh: Twitter)

2. Các yêu cầu, quy định tại các quốc gia nhận hàng hóa

Việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia không chỉ cần sự đồng ý từ nước gửi hàng mà phải có sự chấp thuận của bên nhận hàng. Mỗi quốc gia có mỗi yêu cầu, quy định khác nhau cho hàng hóa nhập vào nước mình, vì thế bạn cần phải kiểm tra trước khi muốn vận chuyển đến.

Các nước trong khu vực Châu Á, Châu Phi và một số nước Châu Âu đa phần chỉ cần chấp hành các quy định chung cho vận chuyển quốc tế. Nhưng với các quốc gia khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Châu Âu… bắt buộc cần cung cấp thêm các giấy chứng nhận, làm thủ tục, kiểm tra hàng hóa có được phép hay không theo yêu cầu bên đó.

Ví dụ đối với Mỹ, hàng hóa muốn nhập khẩu cần phải có đầy đủ chứng từ xuất xứ, làm các thủ tục đăng ký FDA nếu là hàng hóa liên quan đến thực phẩm, sức khỏe. Đồng thời hoàn thành các loại khai báo khác như AMS, ISF… và kiểm tra xem mặt hàng đó có đang bị cấm nhập vào Mỹ, vi phạm bản quyền, thương hiệu, nhãn mác… Đây là các thử thách khá khó khăn và tốn nhiều thời gian.

vận chuyển đường biển
Khi hàng hóa không còn trên đất liền thì rủi ro cũng nhiều hơn (Ảnh: Internet)

3. Nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển

Hàng hóa vận chuyển giữa các quốc gia không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà đôi khi còn gặp phải các rắc rối trong quá trình di chuyển. Hàng quốc tế đa phần được chuyển phát bằng đường hàng không hoặc vận tải đường biển nên khoảng thời gian di chuyển dài thấp nhất là 2, 3 ngày và cao nhất cũng có thể vài chục ngày tùy theo khoảng cách vận chuyển.

Hàng hóa đi quốc tế đôi khi có thể gặp các vấn đề như hư hỏng, mất mát trong lúc bảo quản, vận chuyển hoặc phân loại hàng hóa tại kho của hãng chuyển phát. Nhiều thời điểm nhạy cảm có những thay đổi đột ngột về quy định từ phía nước nhận dẫn đến hàng bị giam, không qua được phải xuất trả lại. Quá trình vận chuyển có thể không trực tiếp tới nơi nhận mà phải quá cảnh, trung chuyển tại một số quốc gia khác, hàng hóa nhiều khi thất lạc, nhầm lẫn.

Ngoài ra, sẽ còn rất nhiều thách thức khác khi hàng hóa không còn ở trên “đất Mẹ” nữa, chính vì thế, các doanh nghiệp sẽ thường thuê ngoài dịch vụ chuyển hàng quốc tế. Hiện nay, các công ty chuyển phát lớn bên cạnh dịch vụ ship hàng Hà Nội, TP.HCM thì đều cung cấp dịch vụ này với quy trình chuyên nghiệp và bảng giá chuyển hàng quốc tế cạnh tranh. Để tìm hiểu về dịch vụ này, đừng ngần ngại liên hệ với Nhất Tín qua 1900.63.6688 để được tư vấn tận tình về dịch vụ nhận ship hàng nhé!