Cách tính cước vận chuyển đường bộ – Phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến

Các cách tính cước vận chuyển theo các phương thức vận chuyển của giúp khách hàng có thể dễ dàng tra cứu giá cước cho các loại dịch vụ.

cách tính cước vận chuyển đường bộ
Có thể tính phí vận chuyển theo các phương thức dựa trên một số công thức tính khối lượng hàng hóa.
(Ảnh: vectorStock)

Trên thế giới hiện nay, có 4 phương thức vận tải phổ biến, tương đương với 4 phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến, chúng bao gồm:

  • Đường bộ: với phương tiện chính là xe tải và các xe chuyên dụng;
  • Đường biển và đường thủy nội địa với phương tiện chính là các loại tàu chở hàng;
  • Đường sắt với phương tiện chính là tàu hỏa;
  • Đường hàng không với phương tiện chính là máy bay.

Mỗi phương thức sẽ có cách tính cước vận chuyển khác nhau. Và tất nhiên, để có thể tính ra được một mức cước cụ thể, cho dù là phương thức vận tải nào thì trọng lượng hàng hóa vẫn là yếu tố quan trọng nhất

I. Cách tính cước vận chuyển bằng đường bộ

Đối với phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, dù là vận chuyển thường hay là chuyển phát nhanh thì vẫn áp dụng cước phí vận chuyển dựa trên hai yếu tố: khối lượn hàng hóa và vùng trả hàng.

Với khối lượng hàng hóa trong vận chuyển đường bộ, có hai cách tính:

  • Tính khối lượng thực cho các hàng hóa nhẹ cân (tức là công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó);
  • Tính khối lượng quy đổi cho các hàng hóa nặng, cồng kềnh (áp dụng công thức: (Dài x Rộng x Cao)/5000).

Sau khi tính ra khối lượng, công ty sẽ nhân với đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng để tính ra mức cước phí phù hợp.

Nhìn chung, cách tính cước vận chuyển bằng đường bộ sẽ đơn giản hơn so với các phương thức còn lại.

II. Cách tính cước vận chuyển bằng đường biển

Cách tính cước vận chuyển bằng đường biển
Mỗi loại hàng hóa của mỗi loại phương tiện sẽ ứng với các công thức tính phí riêng.
(Ảnh: vectorStock)

Đến với phương thức vận tải đường biển, tức là lúc này hàng hóa của bạn sẽ không còn ở trên đất liền nữa mà nó đang ở trên một con tàu đi ra giữa lòng biển khơi. Hiển nhiên, một chuyến tàu sẽ mang theo rất nhiều container hàng hóa khác nhau và thời gian di chuyển cũng rất lâu. Chính vì thể để đảm bảo lợi nhuận, các đơn vị vận chuyển thường có cách tính cước vận chuyển hàng hóa như sau:

Đơn vị sẽ tính cước vận chuyển dựa trên hai đơn vị tính:

  • Trọng lượng thực của lô hàng ( được cân – đơn vị tính: KGS);
  • Thể tích thực của lô hàng (tính theo công thức: (dài x rộng x cao) x số lượng – đơn vị tính CBM).

Sau đó tiếp tục đi đến công thức:

  • 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS;
  • 1 tấn >= 3CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM.

Từ công thức trên, các doanh nghiệp có thể tính toán trước giá cước vận chuyển hàng hóa của mình để dự trù trước chi phí.

III. Cách tính cước vận chuyển bằng đường hàng không

Đường hàng không thường kén chọn hàng hóa, một phần bởi vì chi phí vận chuyển quá cao, đồng thời trọng lượng thì lại có phần nào giới hạn. Vì thế chỉ khi nào lô hàng của bạn cần phải được giao hàng gấp hay thuộc dạng hàng hóa tươi như hoa tươi, trái cây thì mới sử dụng để dịch vụ vận chuyển đường hàng không này.

Cách tính cước vận chuyển đường hàng không như sau:

Nhìn chung, cách tính cước vận chuyển đường hàng không cũng giống như là cách tính của đường biển. Tức là vẫn sẽ có sự so sánh giữa hai đơn vị đó là KGS và CBM. Và toàn bộ được quy về theo KGS.

Như vậy, ta sẽ so sánh hai đơn vị sau:

  • Trọng lượng: đơn vị cân nặng thực tế của lô hàng (ĐVT: KGS);
  • Khối lượng: đơn vị cân nặng sau khi quy đổi từ thể tích (công thức: (dài x rộng x cao)/5000 – ĐVT: KGS);
  • Nếu trọng lượng > khối lượng: Tính theo đơn giá KGS;
  • Nếu trọng lượng < khối lượng: Tính theo đơn giá CBM.

Từ công thức này, doanh nghiệp cũng có thể tính toán cước vận chuyển lô hàng theo phương thức vận chuyển để dự trù kinh phí.

Cách tính cước vận chuyển bằng đường sắt

Đường sắt Việt Nam được nối thành một dải từ Bắc chí Nam, với phương tiện chính đó là tàu hỏa chạy xuyên suốt.

Đối với các mặt hàng vận tải trên toa tàu thì cũng có những cách tính cước khác nhau, trong đó được quy định cụ thể tại thông tư 83/2014 – Bộ GTVT, bởi vì đường sắt Việt Nam đóng vai trò độc quyền, trực thuộc sự quản lý của Bộ Giao Thông Vận Tải, chính vì thế mức cước vận chuyển được quy định một cách cụ thể rõ ràng trên văn bản. Qua đó cách tính cước đường sắt quy định như sau:

  • Đối với hàng lẻ thì tính theo trọng lượng thực tế, tối thiểu là 20 kg, nếu trên 20 kg thì phần lẻ dưới 5 kg được quy tròn là 5 kg;
  • Hàng nguyên toa tính theo trọng tải kĩ thuật cho phép của tàu;
  • Nếu trong một toa có nhiều loại hàng hóa với mức cước khác nhau.

Người thuê vận tải ghi đầy đủ trọng lượng của từng mặt hàng: tính từng cái rồi cộng gộp

Người thuê vận tải không ghi đầy đủ trọng lượng thì mặt hàng không được ghi sẽ được tính mức cao nhất.